Cho thuê máy xúc đào giá rẻDịch vụ tổng hợp tại Sửa Máy XúcĐổi các bơm thủy lựcđổi các ngăn kéo thủy lựcKim phun điện tửPhụ tùng máy xúcsửa chữa bơm thủy lựcSửa chữa động cơ máy xúcSửa chữa ngăn kéo thủy lựcSửa chữa tại chân công trìnhSửa chữa và Thay sim bơm và ngăn kéo thủy lựcSửa hộp đen máy xúcSửa màn hình máy xúc trong vòng 24hTài liệu máy xúc

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực trên máy xúc.

Hệ thống thuỷ lực là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy xúc. Một số cấu tạo chi tiết chính bao gồm: động cơ, bơm thuỷ lực, van điều khiển, các mô tơ,… Với cấu tạo nhiều bộ phận như vậy liệu bạn đã biết nó hoạt động như thế nào chưa? Nguyên lý ra việc ra sao? Hãy cùng thủy lực Tuấn Vinh tìm hiểu hệ thống thuỷ lực máy xúc qua viết dưới đây nhé!

Mô tả hệ thống thủy lực máy xúc

Cấu tạo máy xúc và chức năng của từng thành phần

Cấu tạo của máy xúc bao gồm 8 bộ phân chính

(1) Động cơ Diezel: Cung cấp năng lượng để hoạt động các bộ phận khác của máy xúc như bơm thuỷ lực, bơm nhiên liệu, các thiết bị điện tử trong cabin,…

(2) Bơm thuỷ lực: Cung cấp dòng chất lỏng (dầu thuỷ lực) với áp suất và lưu lượng nhất định cho các thiết bị trong hệ thống. Bơm thuỷ lực tạo ra áp suất dầu thuỷ lực cao hơn áp suất không khí thông thường giúp bộ phận máy xúc di chuyển và hoạt động mượt mà và chính xác.

(3) Mô tơ quay khi di chuyển: Cung cấp năng lượng và chuyển động xoay cho các bộ phận khác trong máy xúc như bánh xe/bánh răng. Mô tơ cũng kiểm soát hướng di chuyển đến các vị trí cần thiết và thực hiện các hoạt động khác.

(4) Thùng dầu thuỷ lực: Đây là nơi lưu trữ dầu để cung cấp cho quá trình vận hành máy. Thùng dầu cũng được trang bị bộ lọc để loại bỏ các tạp chất và cặn bẩn.

(5) Mô tơ quay toa: Chức năng chính của bộ phận này là tạo chuyển động xoay toa cho máy xúc theo các hướng khác nhau. Mô tơ cũng điều chỉnh tốc độ xoay để máy xúc hoạt động một cách chính xác.

(6) Gầu: Có chức năng đào và xúc vật liệu từ đất đá, cát đến bùn lầy đất sét. Ngoài ra gầu cũng giúp nâng và vận chuyển vật liệu, một vài trường hợp khác tuỳ vào sự linh hoạt của người điều khiển thì gầu cũng được sử dụng.

(7) Xi lanh thuỷ lực: Chức năng chính là tạo lực đẩy để thực hiện các hoạt động khi làm việc. Khi dòng chất lỏng được bơm vào xy-lanh nó tạo ra lực đẩy để điều khiển hệ thống lái, tăng khả năng vận hành và điều chỉnh tốc độ hoạt độ hoạt động của máy xúc.

(8) Cụm van phân phối: Điều khiển chất lỏng trong hệ thống thuỷ lực máy xúc. Ngoài ra nó còn được sử dụng để điều chỉnh áp suất, kiểm soát hướng di chuyển đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng.

Nguyên lý hoạt động hệ thống thuỷ lực máy xúc.

Khi Động cơ (1) làm việc, công suất được truyền qua bánh đà đến bơm thuỷ lực. Bơm thuỷ lực (2) làm việc, hút dầu từ thùng dầu và đẩy đến Cụm van phân phối chính (8). Trên ca bin người vận hành sẽ tác động đến các cần điều khiển thiết bị công tác, quay toa, di chuyển.
Khi có sự tác động của người vận hành một dòng dầu điều khiển sẽ được mở đi đến cụm van phân phối chính. Dòng dầu điều khiển này sẽ có tác dụng đóng/mở cụm van phân phối tương ứng cho thiết bị công tác, quay toa, di chuyển.

Đường dầu chính đến các Xi lanh (7) cần, tay gầu hoặc gầu. Như vậy thiết bị công tác có thể làm việc theo ý muốn của người vận hành. Đường dầu đi đến Mô tơ quay toa (5) hoặc Mô tơ di chuyển (3) làm cho các mô tơ này quay. Mô tơ sẽ kéo cho toa quay hoặc kéo xích thông qua truyền động cuối và bánh sao làm cho xe di chuyển được.
Đường dầu trước khi về thùng được làm mát ở két mát và được lọc bẩn ở lọc dầu thuỷ lực. Áp lực của hệ thống thuỷ lực được giới hạn bởi van an toàn, thông thường được lắp ở cụm van phân phối chính. Khi áp lực hệ thống đạt đến giới hạn của van thì van sẽ mở ra và cho dầu chảy về thùng.

Bơm thủy lực và sự điều khiển tốc độ động cơ.

Hệ thống thuỷ lực trên máy xúc đào thông thường có 2 Bơm thuỷ lực chính kiểu piston (6)(8), một Bơm dầu điều khiển (7) kiểu bánh răng. Trên các máy công suất lớn có thêm một mạch thuỷ lực làm mát riêng, thì thường có thêm bơm dầu thuỷ lực mạch quạt làm mát kiểu piston.

Đầu ra của bơm, áp suất hệ thống, tốc độ động cơ có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình làm việc và chúng được điều khiển thông qua Hộp điều khiển bơm và động cơ (1). Trong quá trình làm việc hộp đen thường xuyên kiểm soát các tín hiệu đầu vào từ: Tay ga (11)Màn hình (12) Bai cảm biến áp lực đầu ra của bơm (9)Cảm biến ga (2)Cảm biến tốc độ động cơ (5). Qua đó Hộp đen (1) sẽ gửi tín hiệu điều khiển đến Bộ điều tốc (3) để điều khiển tốc độ của động cơ. Gửi tín hiệu điều khiển đến Van điện từ tỉ lệ (10).

Dòng dầu điều khiển từ Bơm dầu điều khiển (7) đi qua van điện từ tỉ lệ đến điều khiển góc mở đĩa nghiêng của 02 bơm thuỷ lực chính. Điều này cho phép kiểm soát được đầu ra của bơm phù hợp với tải làm việc và công suất của động cơ.

Để hệ thống thuỷ lực của máy xúc làm việc tốt thì tất cả các chi tiết của hệ thống thuỷ lực phải ở trong tình trạng kỹ thuật tốt. Các tín hiệu đầu vào và các tín hiệu đầu ra của Hộp điều khiển (1) phải nằm trong tiêu chuẩn của nhà sản xuất .

Ứng dụng của hệ thống thuỷ lực trong máy xúc

Hệ thống thuỷ lực là một công nghệ được sử dụng rộng rãi trong máy móc và thiết bị công nghiệp, trong đó máy xúc là một trong những ứng dụng phổ biến nhất. Dưới đây là một số ứng dụng của hệ thống thuỷ lực trong máy xúc:

  • Đào, xúc và nâng vật liệu: Hệ thống thuỷ lực được sử dụng để cung cấp lực đẩy để thực hiện các hoạt động như đào, xúc và nâng vật liệu. Khi dòng chất lỏng được bơm vào xy-lanh thuỷ lực, nó tạo ra lực đẩy để di chuyển các bộ phận của máy xúc và thực hiện các hoạt động này.
  • Điều khiển hệ thống lái: Khi dòng chất lỏng được bơm vào bơm thủy lực, nó cung cấp lực đẩy để điều khiển các bộ phận lái của máy xúc như bánh xe, bánh răng và hệ thống lái.
  • Điều chỉnh áp suất: Khi áp suất được điều chỉnh, tốc độ và lực đẩy của xy-lanh thuỷ lực có thể được điều chỉnh để phù hợp với các nhu cầu khác nhau.
  • Kiểm soát hướng di chuyển: Hệ thống thuỷ lực giúp kiểm soát hướng di chuyển của máy xúc. Khi được điều khiển, dòng chất lỏng được chuyển hướng đến các xy-lanh thuỷ lực để thực hiện các hoạt động như đào, xúc, nâng và xoay.
  • Đảm bảo an toàn: Khi bộ phận được thiết kế và sử dụng đúng cách, nó giúp loại bỏ các nguy cơ hỏng hóc hoặc nguy hiểm trong quá trình vận hành máy xúc.

Những lỗi thường gặp trong hệ thống thủy lực máy xúc và cách khắc phục

Rò rỉ dầu

Lỗi này khá phổ biến trong những vấn đề thường gặp nhất của hệ thống thuỷ lực. Nguyên nhân có thể bao gồm ống dẫn dầu bị hở, van bị hỏng hoặc ốc vít chưa được siết chặt. Cách khắc phục là kiểm tra và thay thế các bộ phận bị hỏng, siết chặt lại ốc vít.

Áp suất dầu không đủ

Bơm thuỷ lực gặp trục trặc, van điều khiển không hoạt động đúng cách hoặc ống dẫn dầu bị tắc dẫn đến tình trạng áp suất dầu bơm lên các bộ phận không đủ, máy xúc sẽ làm việc kém hiệu quả. Người sử dụng cần bảo dưỡng ống dẫn dầu và thay thế các bộ phận nếu bị hỏng.

Mất nước làm mát

Nếu hệ thống làm mát không hoạt động đúng cách, nhiệt độ của động cơ sẽ tăng cao gây hư hại và giảm tuổi thọ của máy xúc. Cách khắc phục là cần kiểm tra, thay thế bơm nước bị hỏng hoặc bảo dưỡng hệ thống làm mát.

Hư hỏng van điều khiển

Van điều khiển là bộ phận quan trọng trong hệ thống thuỷ lực máy xúc. Nếu van bị hỏng do bị mòn trong quá trnfh sử dụng lâu ngày khiến các bộ phân khác của máy xúc hoạt động không đúng cách.

Lắp đặt sai hoặc sử dụng không đúng cách các bộ phận

Người điều khiển máy xúc cần kiểm tra và đảm bảo các bộ phận được lắp đặt và sử dụng đúng cách.

Cách bảo trì và sửa chữa hệ thống thủy lực máy xúc

Bảo trì và sửa chữa hệ thống thuỷ lực máy xúc là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuổi thọ của máy xúc. Dưới đây là một số cách bảo trì chúng tôi khuyên nên áp dụng:

  • Thực hiện kiểm tra định kỳ: Kiểm tra định kỳ hệ thống thuỷ lực máy xúc để phát hiện và khắc phục các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Các bộ phận cần được kiểm tra bao gồm ống dẫn dầu, van điều khiển, bơm thuỷ lực, bộ lọc dầu và bộ điều khiển áp suất.
  • Thay thế các bộ phận hỏng: Nếu phát hiện các bộ phận trong hệ thống thuỷ lực máy xúc bị hỏng, chúng ta cần thay thế ngay lậo tức để đảm bảo hiệu quả của máy xúc. Tránh tình trạng để lâu ngày càng khiến các bộ phận khác bị hỏng thêm, lúc này chi phí sửa chữa sẽ bị tăng cao rất nhiều.
  • Làm sạch hệ thống thuỷ lực máy xúc: Hệ thống cần làm sạch định kỳ để loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn. Giúp tăng tuổi thọ máy và giảm khả năng xảy ra các vấn đề
  • Sử dụng dầu thuỷ lực chất lượng cao: Việc sử dụng dầu kém chất lượng trong một thời gian dài rất dễ xảy ra tình trạng hỏng các bộ phận trong thân máy. Vì vậy cần sử dụng các loại dầu chất lượng cao giúp máy hoạt động tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của các bộ phận
  • Sửa chữa thay thế các bộ phận chính hãng: Để hệ thống thuỷ lực máy xúc hoạt động tốt hơn và đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì nên sửa chữa thay thế hàng chính hãng. Thực tế có nhiều trường hợp thay thế bộ phận không đồng bộ gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
  • Bảo dưỡng bảo trì nên thực hiện bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm lâu năm, họ có đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để kiểm tra máy xúc một cách hiệu quả.

Tầm quan trọng của đào tạo nhân viên vận hành hệ thống thủy lực máy xúc

Nhân viên nên hiểu được sơ đồ của máy xúc sẽ giúp cho việc vận hành trở nên dễ dàng

Quy trình đào tạo nhân viên vận hành máy xúc là rất quan trọng vì nó giúp tăng hiệu quả hoạt động của máy xúc và giảm thiểu sự cố hư hỏng. Đảm bảo an toàn cho người vận hành và các nhân viên khác trong công trình. Bên cạnh đó giúp tăng hiệu quả làm việc, thiết kiệm thời gian và chi phí.

  • Hiểu biết về hệ thống thuỷ lực máy xúc: Đào tạo nhân viên vận hành hệ thống giúp họ hiểu rõ về nguyên lý hoạt động các bộ phận của máy. Từ đó quy trình vận hành máy xúc trở nên dễ dàng và làm việc một cách hiệu quả hơn
  • Phát hiện và khắc phục sự cố: Nhân viên được đào tạo sẽ có kỹ năng phát hiện và khắc phục các sự cố trong hệ thống thuỷ lực một cách nhanh chóng và chính xác. Giúp giảm thiểu thời gian dừng máy và chi phí sửa chữa.
  • Đảm bảo an toàn: Để giảm thiểu quy cơ tai nạn và bảo vệ tính mạng của người vận hành cũng như các nhân viên khác trong công trình thì đội ngũ nhân viên cần được đào tạo quy trình làm việc một cách cẩn thận.
  • Tăng hiệu suất vận hành: Nhân viên được đào tạo sẽ biết cách vận hành máy xúc một cách trơn tru, tăng hiệu suất làm việc và thiết kiệm thời gian cũng như chi phí.
  • Kinh nghiệm và chuyên môn: Không chỉ riêng nhân viên vận hành máy xúc mà tất cả những người làm việc trong các ngành nghề khác nếu như có kiến thức và kinh nghiệm đều giúp họ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Kết luận

Bài viết trên là những kiến thức cơ bản về cấu tạo và cơ chế hoạt động của máy xúc. Hy vọng với chia sẻ này các bạn có thêm kiến thức hiểu hơn về ứng dụng cũng như các lỗi thường gặp và cách bảo trì hệ thống thuỷ lực máy xúc.

Nếu bạn có nhu cầu sửa chữa, mạ, mài, gia công, mua bán, đổi các bơm, ngăn kéo thủy lực các loại, mua bán phụ tùng máy súc hãy liên hệ với chúng tôi, thủy lực Tuấn Vinh xin hân hạnh phục vụ. hotline: 0913.753.888

Hotline: 0913753888 (Mr.Tuấn)